5 bệnh phụ khoa thường gặp! Cách phòng trị bệnh
-
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015
No Comments
Một số bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm sinh dục, u xơ tử cung... thường gây khó chịu và là lý do chủ yếu khiến chị em phải tìm đến thầy thuốc.
>Khám phụ khoa ở đâu tốt nhất
> Chưa quan hệ tình dục có nên đi khám phụ khoa?
>Khám phụ khoa ở đâu tốt nhất
> Chưa quan hệ tình dục có nên đi khám phụ khoa?
Viêm âm đạo
Viêm sinh dục là một bệnh phụ khoa thường gặp với triệu chứng chủ yếu là huyết trắng. Viêm sinh dục được phân làm viêm sinh dục dưới và viêm sinh dục trên tùy vào vị trí mắc bệnh.
Viêm sinh dục dưới: bao gồm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Triệu chứng chung là huyết trắng, ngứa rát âm hộ âm đạo, giao hợp đau, tiểu buốt.
Nguyên nhân do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên của âm đạo bị giảm ở tuổi già tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra có thể do vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong giao hợp kém dẫn đến nhiễm ký sinh trùng, tạp trùng, giang mai, lậu, sùi mào gà, herpes, nấm, tạp trùng, thiếu hormone nữ và dị ứng. Trong đó, bệnh lý do giao hợp nổi bật nhất.
Khi bị viêm âm hộ, ngoài triệu chứng chung là huyết trắng, các chị em có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như nổi nốt sùi (sùi mào gà), mụn rộp đau rát (herpes), tiểu buốt và giao hợp đau (lậu),.. Thiếu estrogen thường gặp ở người lớn tuổi, mãn kinh. Dị ứng do dùng thuốc sát trùng, quần lót, băng vệ sinh hoặc xà phòng tắm.
Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện như có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do ký sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm). Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến tử cung, chị em sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại.
Cần đi khám bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường. Ảnh: Trần Hoàng.
Viêm sinh dục trên: gồm tử cung, hai ống dẫn trứng và buồng trứng. Viêm sinh dục trên thường gây hậu quả là hiếm muộn về sau.
- Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sẩy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do sót nhau, dụng cụ đỡ sinh không đảm bảo vô trùng, các thủ thuật như bóc nhau, nạo hút thai, lấy dụng cụ tử cung... được thực hiện không vô khuẩn tốt.
Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau sinh hoặc sau sẩy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị trong bệnh viện các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần giữ vệ sinh sạch, tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
- Viêm phần phụ (hai ống dẫn trứng và buồng trứng) thường do viêm nhiễm từ nội mạc tử cung không điều trị kịp thời sẽ ăn lan lên. Bệnh nhân thường sốt, đau bụng dưới, có nhiều huyết trắng đục hôi.
Viêm phần phụ cấp tính: Thường do lậu cầu hay gặp sau khi giao hợp với người có bệnh. Biểu hiện: đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao hay thấp, từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, mùi hôi lẫn mủ.
Viêm phần phụ mạn tính: Người bệnh đau ở hai hố chậu, âm ỉ và tăng nhiều khi đi lại. Khí hư nhiều và có mùi hôi, có khi làm mủ kèm theo rong huyết. Nắn thấy tử cung ít di động, có thể thấy bên cạnh tử cung khối viêm gồm cả ống dẫn trứng và buồng trứng dính vào nhau và rất đau.
Điều trị bằng kháng sinh liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, chườm đá vùng viêm.
Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều có thể là rong kinh (kéo dài trên 7 ngày), kinh mau (chu kỳ kinh dưới 22 ngày), chậm kinh hay kinh thưa, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh... Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh đẻ và kể cả độ tuổi mãn kinh.
Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung... Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, các chị em nên khám phụ khoa khi có các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt.
U xơ tử cung
Có đến 30% phụ nữ trên 35 tuổi có nhân xơ tử cung. Phát hiện nhân xơ tử cung thường tình cờ hoặc có các triệu chứng như đau bụng kinh, rong kinh, rong huyết, chèn ép đường tiểu gây tiểu khó, sờ thấy khối u ở bụng dưới.
Một số lưu ý phòng ngừa bệnh phụ khoa
- Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, các chị em nên giữ vệ sinh trước, trong và sau giao hợp, có đời sống tình dục lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày đúng cách: sau mỗi lần tiêu tiểu, rửa với nước sạch bằng vòi hoa sen hoặc dội trong tư thế ngồi xổm, rửa từ trước ra sau; sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu
- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
- Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.
- Sống chung thủy một vợ, một chồng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình vì có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tránh quan hệ tình dục vào những ngày đèn đỏ, vì vào những ngày này, người phụ nữ thường mệt mỏi, máu kinh là môi trường thuận lợi để vi khuẩn vi nấm phát triển.
- Tránh giao hợp hoặc ít nhất phải giao hợp có bảo vệ (bao cao su) trong các trường hợp nghi ngờ có thể bị lây các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, trichomonas,…
- Ngoài việc giữ cho vùng kín luôn được sạch sẽ, khô ráo cùng với một lối sống lành mạnh thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Một chế độ ăn uống đầy đủ sắt, canxi, vitamin, khoáng chất, axit folic…, đồng thời bổ sung thảo dược thiên nhiên nhằm hỗ trợ hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà
Trưởng khoa Hậu sản M Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM)